Điều kiện tự nhiên xã Phan Điền
II. Tổng quan về điều kiện tư nhiên
và kinh tế xã hội:
- Điều kiện tự nhiên:
1.1 Vị trí:
Phan Điền là xã dân
tộc miền núi nằm ở phía Đông Bắc cách trung tâm của huyện Bắc Bình 8 km, với
diện tích tự nhiên là 11.168,94 ha và có vị trí như sau:
Phía
Bắc giáp xã Phan Lâm và xã Phong Phú của huyện Tuy Phong.
Phía Nam giáp xã
Phan Hòa, Hải Ninh và Phan Hiệp.
Phía Đông giáp
huyện Tuy Phong.
Phía Tây giáp xã
Hải Ninh, Bình An và Phan Lâm.
1.2. Địa hình -
địa mạo:
Xã có địa hình không bằng phẳng với nhiều đồi núi, khu vực
phía bắc xã có độ dốc lớn (> 200) chiếm diện tích 90,00% diện
tích tự nhiên toàn xã, diện tích còn lại có độ dốc từ 0 - 80. Độ cao
trung bình của xã là 500 - 600 m.
Do lượng mưa tập trung với địa hình đồi núi có độ dốc lớn là
nguyên nhân chính gây ra xói mòn, thoái hóa đất đai và khó khăn trong việc đi
lại cũng như vận chuyển hàng hóa và nông sản.
1.3. Khí hậu thời tiết:
Khí hậu xã mang tính chất nóng ẩm và khô hạn, phân thành 2
mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến cuối tháng 10 và mùa nắng từ tháng 11 đến
cuối tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hằng năm là 818 mm/năm. Số ngày mưa
là 77 ngày/năm. Thời tiết ổn định ít biến động và hầu như không có bão lụt và
gió lốc. Nhiệt độ trung bình năm từ 250 - 270
Gió: Từ tháng 5 đến tháng 9 hướng gió Tây Nam có tốc độ trung
bình là 2-3 m/s, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau có hướng gió động bắc với tốc
độ trung bình 4,7 m/s. Bốc hơi cao từ 1.350-1.400 mm/năm, gần gấp 2 lần lượng mưa.
Số giờ nắng từ 2.800-2.900 giờ/năm. Độ ẩm không khí: 75 - 80%.
Vào mùa khô các con suối và ao hồ có trữ lượng ít làm hạn chế
nguồn nước cho địa phương trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của
người dân.
Một số năm gần đây tình hình thời tiết vùng núi này diễn biến
rất phức tạp đã ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của nông dân, giảm năng
xuất nhiều loại cây trồng.
Đặc điểm khí hậu của xã là nhiệt đới gió mùa, khô, nóng, nắng
nhiều, mưa ít…
1.4.
Thủy văn:
Xã có 2 con suối là suối Măng và suối Tầm Ru bắt nguồn từ dãy
núi phía Bắc. Các con suối chính có tổng chiều dài là 10 km. Lượng nước này
chảy vào 3 đập nhỏ của xã và đập Măng và Đập Mới I và II. Các đập này là nguồn
cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong xã.
Mùa khô các con suối cạn nước, nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ
1 giếng nước công cộng khoan ở gần suối do ban quản lý công trình công cộng
huyện cung cấp cho hộ dân.
*
Thuận lợi:
Điều kiện tự nhiên từ khí hậu thuỷ văn, địa hình, đất
đai, tài nguyên, nguồn nước có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông
nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ. Cây trồng, vật
nuôi ngày càng phát triển đa dạng. Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa.
Nguồn lao động dồi dào, người lao động có đặc tính
cần cù, năng động, phân bổ ngành nghề phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất
hàng hóa.
Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền nên công tác
triển khai thực hiện được thuận lợi và từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả.
Đa số nhận thức của cán bộ, nhân dân về xây dựng nông thôn mới ngày càng
được nâng lên. Ý thức về việc chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới dưới
sự hướng dẫn và hỗ trợ của nhà nước đang dần hình thành trong cán bộ và nhân
dân trong xã
Các công trình đầu tư từ chương trình đều đúng mục đích, sát với yêu cầu
phục vụ nhân dân. Cơ bản đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương.
Sự đồng thuận, thống nhất cao trong cả hệ thống chính trị và nhân dân trong
xã.
* Khó khăn:
Từ điểm xuất phát thực hiện nông thôn mới với nhiều công trình cơ sở hạ
tầng đã xuống cấp, nay đã được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu phát
triển của nhân dân. Bước đầu thực hiện còn nhiều lúng túng trong việc xác định
mức độ đạt của từng tiêu chí. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khá, nhưng thiếu
bền vững, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; hiệu quả mang lại từ
sản xuất nông nghiệp không cao; thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với
mặt bằng chung của huyện, tỉnh. Các nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức và
doanh nghiệp còn hạn chế, nguồn vốn huy động trong dân chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Công tác chỉ đạo, điều hành phối hợp trong Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý có lúc chưa
nhịp nhàng.
Công tác tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân còn hạn chế, chưa thường xuyên
và liên tục. Các ban ngành, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đúng mức trong công
tác tuyên truyền vận động đến các hội viên, đoàn viên của mình quản lý để cùng
quản lý tham gia.